Khoa Công nghệ thực phẩm

http://cntp.bafu.edu.vn


Hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện Danh mục thiết bị trong đào tạo nghề Chế biến thực phẩm

Sáng 24/11/2018, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến hoàn thiện danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề chế biến thực phẩm” bậc cao đẳng.
httt(1)

Sáng 24/11/2018, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến hoàn thiện danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề chế biến thực phẩm” bậc cao đẳng.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Tiến Bộ - đại diện Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị đào tạo nghề; các chuyên gia đến từ một số trường đại học, cao đẳng và công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Về phía Nhà trường có TS. Nguyễn Bình Nhự - Chủ tịch Hội đồng trường và các thành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng Danh mục thiết bị tối thiểu trong đào tạo nghề chế biến thực phẩm.

 

Quang cảnh Hội thảo

 

TS. Nguyễn Bình Nhự - Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu khai mạc Hội thảo

 

TS. Nguyễn Bình Nhự - Chủ tịch Hội đồng trường cho biết, thực hiện chủ trương của Tổng cục Dạy nghề về việc xây dựng Danh mục thiết bị đào tạo nghề tối thiểu theo hướng tiếp cận mới, Ban Chủ nhiệm đã xây dựng Dự thảo các danh mục theo các phòng chức năng và căn cứ theo quy mô, kế hoạch đào tạo cụ thể của Nhà trường. TS. Nguyễn Bình Nhự mong muốn các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và kinh doanh của đơn vị mình sẽ cho ý kiến đóng góp cụ thể về danh mục thiết bị của 11 phòng chức năng.

 

TS. Nguyễn Văn Lục – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm trình bày dự thảo Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu

 

Theo TS. Nguyễn Văn Lục – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề Chế biến thực phẩm là danh mục tối thiểu về chủng loại và số lượng các thiết bị dạy nghề mà các trường phải được trang bị để tổ chức dạy và học cho 1 lớp học lý thuyết tối đa cho 35 sinh viên và phòng thực hành tối đa 18 sinh viên. Cụ thể có 5 phòng: dạy lý thuyết, thực hành cơ bản, thực hành Hóa sinh học, thực hành Vi sinh vật, thực hành Phân tích cảm quan và 6 xưởng thực hành: Sản xuất bia rượu, chế biến rau quả, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, sản xuất đường, bánh kẹo và chế biến lương thực.

 

Ông Nguyễn Tiến Bộ - đại diện Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị đào tạo nghề phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Bộ - đại diện Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị đào tạo nghề cho rằng việc xây dựng Danh mục thiết bị trong đào tạo nghề phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề và thực tế sản xuất, đào tạo để làm sao đáp ứng được nhu cầu đào tạo và sản xuất của Nhà trường.

 

Ông Từ Việt Phú – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phát biểu

 

Ông Từ Việt Phú – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trong nghiên cứu chất lượng thực phẩm thì có 3 mảng phân tích chính là hóa sinh, vi sinh và cảm quan. Nhà trường chú ý để xây dựng được 3 cụm phòng phân tích chất lượng là phân tích Hóa sinh, phân tích Vi sinh và phân tích cảm quan”.

 

Ông Hoàng Công Quý – Công ty TNHH dinh dưỡng Nuticare phát biểu

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Bình Nhự cám ơn những ý kiến đóng góp cho dự thảo Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu từ các chuyên gia. Trên cơ sở đó, Ban Chủ nhiệm sẽ hoàn thiện danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề chế biến thực phẩm bậc cao đẳng để gửi tới Hội đồng thẩm định của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo đúng kế hoạch đề ra./.

Nguồn tin: bafu.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây