GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Thứ tư - 10/04/2024 10:39
 
Thông tin chung
- Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
- Thời gian đào tạo: 3,5-4,0 năm;
- Tên ngành “Công nghệ thực phẩm” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
- Mã ngành tuyển sinh: 7540101
- Các phương thức xét tuyển:
+ Xét điểm học bạ THPT 
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 
Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm. Ngành công nghệ thực phẩm đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến rau quả, thịt, cá, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, rượu, bia, đồ uống…cung ung nhan luc nganh cong nghe thuc pham kien nghiep1
 
Sinh viên được đào tạo
- Sinh viên được đào tạo đầy đủ về ngành nghề thực phẩm, có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp. Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành để có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
- Sinh viên có khả năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; đạt hiệu năng cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về CNTP để có thể giải quyết được các vấn đề được giao hoặc phát triển sản phẩm mới.
Lý do vì sao chọn học ngành Công nghệ thực phẩm?
Tính thực tiễn cao: Khác với nhiều lĩnh vực, sự phát triển của ngành khoa học thực phẩm đã vượt xa kỳ vọng ban đầu, các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm kiếm ứng viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm chất lượng nhất. Bên cạnh đó, việc kiến thức kết hợp với thực hành trong ngành luôn là điều cần thiết. Sinh viên khi trải qua nhiều học kỳ doanh nghiệp, các chương trình kiến tập sẽ mở ra nhiều cơ hội nằm nuôi dưỡng một thế giới quan phát triển với thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và lành mạnh.
Triển vọng nghề nghiệp: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thực phẩm, thị trường việc làm của lĩnh vực này là vô cùng tiềm năng. Xuất phát từ nhu cầu nhân sự ngày càng tăng của doanh nghiệp, ngành công nghiệp thực phẩm đang nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chưa kể, mức thu nhập đáng ngưỡng mộ cùng phúc lợi xã hội hấp dẫn, cơ hội việc làm càng không bị giới hạn như nhiều người vẫn hoài nghi. Sinh viên ngay khi tốt nghiệp có thể linh hoạt chuyển hướng sang vai trò tiếp thị kinh doanh thực phẩm, phân tích hoặc tác giả chuyên về ẩm thực.
Ẩm thực phong phú: Gia nhập ngành Công nghệ thực phẩm đồng nghĩa với việc bạn đang bước vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm, có cơ hội tìm hiểu chuyên sâu về thực phẩm yêu thích, được đào tạo bài bản bởi nhiều trường đại học uy tín. Nếu đủ may mắn, bạn còn được thực tập ở nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn, tham gia chương trình khởi nghiệp…
Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành: Việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành Nông sản thực phẩm nói riêng Việt Nam đang giành được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, trong hơn 1 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế khả thi ở mức 5%/năm, có thể lên đến 6%, nhu cầu tiêu dùng cao, cùng sự phát triển các khu vực đô thị hóa và gia tăng thị trường bán lẻ khiến người dân quan tâm và có nhu cầu đối với thực phẩm sạch.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm lớn cùng mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể:
  • Làm việc chuyên môn lĩnh vực công tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt, sữa, đồ hộp, chè, cà phê, rau quả, lương thực… 
  • Làm công tác bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
  • Làm tại vị trí kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng thực phẩm, lĩnh vực bảo quản trên cả nước.
  • Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.
  • Làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giảng viên tại các viện trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.
  • Trở thành nhà kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm.
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp:

   - Khoa Cơ điện và Công  nghệ thực phẩm: ThS. Khổng Thị Thanh, Di động: 0972.828.384; Website: http://cntp.bafu.edu.vn/
   - Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang: ThS. Trần Thị Bích Liên; Di động: 0978386567; Website: https://bafu.edu.vn/tuyensinh/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT
dfdfsfsdf
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây